Ngày nay, khi đi mua hàng ở bất kỳ đâu và ở khu vực nào chúng ta đều thấy sự hiện diện của mã vạch và thiết bị đọc mã vạch.Từ mua hàng ở cửa hàng bán lẻ, thuê ô tô, tham dự các sự kiện lớn, bay hay thậm chí trong các bệnh viên.
Đối với các doanh nghiệp thì máy quét mã vạch còn được ứng dụng hữu ích làm tăng hiệu quả sản xuất. Mã vạch giúp quản lý hàng tồn kho. Sản phẩm được tích hợp với hệ thống quét mã vạch giúp doanh nghiệp theo dõi số lượng thông tin tuyệt vời. Có thể tránh những nhầm lẫn, sai sót. Chính vì những ứng dụng tuyệt vời mà mã vạch mang lại thì đòi hỏi người sử dụng phải có cái nhìn sâu sắc về chúng. Nguyên tắc hoạt động của mã vạch, ứng dụng của chúng để từ đó có lựa chọn một máy quét mã vạch phù hợp và chất lượng.
Mã vạch ra đời như thế nào?
Vào tháng 6 năm 1974, mã vạch đầu tiên xuất hiện trên một gói của công ty Wrigley Company (chuyên sản xuất kẹo cao su). Kể từ đó, mã vạch có thể được tìm thấy trên hầu hết các mặt hàng trong một cửa hàng. Mã vạch được sử dụng để mã hóa thông tin sản phẩm. Như tên nhà sản xuất, thương hiệu, giá thành….. Những mã vạch này có thể đọc được thông qua thiết bị đó là máy quét mã vạch(máy đọc mã vạch). Mã vạch được sử dụng vì nhiều lý do bao gồm theo dõi sản phẩm, giá cả và mưc độ hàng trong một hệ thống phần mềm máy tính.
Có hai loại mã vạch thường hay sử dụng: Mã vạch 1D và mã 2D.
Mã UPC ( Universal Product Code ) là mã vạch tuyến tính gồm hai phần: mã vạch và số UPC 12 chữ số. Sáu số đầu tiên của mã vạch là mã số của nhà sản xuất. Năm chữ số tiếp theo đại diện cho số của mục. Số cuối được gọi là số kiểm tra cho phép máy quét xác định mã vạch có được quét đúng hay không.
Lưu ý: Mã UPC có thể sử dụng trên toàn thế giới. Nhưng mã vạch này phải mua từ công ty cung cấp và có giá thành tương đối cao. Nếu công ty bạn có quy mô nhỏ thì hạn chế sử dụng mã UPC
Mã vạch tuyến tính (mã 1D) thường chứa bất kỳ loại thông tin văn bản nào. Mã 1D thường được sử dụng để mã hóa những thông tin vừa. Ngược lại, mã vạch 2D phức tạp hơn và có thể bao gồm nhiều thông tin hơn: giá cả, số lượng, địa chỉ web hoặc hình ảnh. Máy quét mã vạch tuyến tính (1D) không thể đọc mã vạch 2D. Nếu bạn sử dụng mã vạch 2D thì phải cần mua máy quét mã vạch 2D. Và máy quét mã vạch 2D có thể đọc được cả mã vạch 1D.
Máy quét mã vạch.
Hầu hết các máy quét mã vạch bao gồm ba phần khác nhau bao gồm hệ thống chiếu sáng, cảm biến, và bộ giải mã. Nhìn chung, một máy quét mã vạch “quét” các phần tử đen trắng của mã vạch bằng cách chiếu sáng mã bằng ánh sáng màu đỏ. Sau đó chuyển đổi thành văn bản phù hợp. Cụ thể hơn, bộ cảm biến trong máy quét mã vạch phát hiện ra ánh sáng phản chiếu từ hệ thống chiếu sáng (đèn đỏ). Từ đó tạo ra một tín hiệu tương tự được gửi tới bộ giải mã. Bộ giải mã giải nghĩa tín hiệu đó, xác nhận mã vạch bằng chữ số kiểm tra và dán nó vào văn bản.
Văn bản được chuyển đổi này được tạo ra từ máy quét tới hệ thống phần mềm máy tính chứa một cơ sở dữ liệu của nhà sản xuất. Từ đó có thể theo dõi được hàng hóa. Máy quét mã vạch cùng với máy in mã vạch sẽ tạo ra biên lai thanh toán cho người dùng. Vì máy quét mã vạch rất đa dạng và bao gồm nhiều tính. Một số loại phù hợp hơn cho các ngành nhất định do khoảng cách đọc và dung lượng khối lượng công việc.
Dưới đây là một số máy quét mã vạch thông dụng trên thị trường và chi tiết về cách hoạt động của chúng.
- Máy quét mã vạch dạng bút: bao gồm một nguồn sáng và một photodiode trên đầu bút.
- Máy quét Laser: hoạt động tương tự như máy đọc dạng bút nhưng có chùm sáng
- Đầu đọc dạng máy ảnh: được cài đặt với kỹ thuật xử lý hình ảnh và máy ảnh trong việc đọc mã vạch.
- Đầu đọc CCD: có nhiều cảm biến ánh sáng để quét mã vạch.
- Máy quét mã vạch dạng đa tia: rất cao và rất hiệu quả trong việc giải mã các mã vạch bị in, nhăn, và thậm chí bị rách trên sản phẩm.