Công nghệ mã vạch được đưa vào ứng dụng với mục đích giúp việc quản lý hàng hóa khoa học và hiệu quả hơn
Quá trình hình thành, phát triển
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi quản lý các loại hàng hóa thì nhà sản xuất sẽ in trên bao bì của chúng các loại mã đặc biệt. Những mã này được gọi chung là mã số mã vạch và chúng sẽ được đặt theo một quy tắc nhất định
Mã số mã vạch đầu tiên được đưa vào sử dụng vào những năm 70 của thế kỷ XX. Với nhu cầu cũng như yêu cầu ngày càng lớn thì công nghệ mã số mã vạch ngày càng được hoàn thiện hơn. Giờ đây chúng được ứng dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực khác nhau
Khái niệm về mã số – mã vạch
Mã số ở đây gồm một dãy số nguyên và dựa trên dãy số đó có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm. Với cách đánh số được tuân thủ đúng quy tắc do vậy mỗi dãy số sẽ thể hiện duy nhất cho một loại mặt hàng. Nhờ cấu trúc này có thể nhận dạng được các sản phẩm hàng hóa thuộc quốc gia nào
Mã vạch hay còn được gọi là barcode – đây là một loại phương pháp lưu trữ, truyền tải thông tin dưới dạng ký hiệu. Cụ thể chúng sẽ gồm một dãy các vạch song song có xen kẽ là các khoảng trống. Các sắp xếp của chúng cũng tuân theo quy tắc chung để thể hiện được các dãy chữ số
Các loại mã số mã vạch sẽ có thể được thu nhận thông qua một loại máy quét. Từ đó dễ dàng có thể xác định được thông tin từ một sản phẩm bất kỳ
Những loại mã vạch hiện nay
Mã vạch sẽ thể hiện thông tin đầy đủ cho một loại mặt hàng. Tùy thuộc vào các dạng thông tin, mục đích sử dụng mà mã vạch sẽ được phân thành nhiều loại. Trong đó một số loại thông dụng nhất hiện nay trên thị trường có thể kể đến như
1. Mã sản phẩm chung (UPC)
Đây là ký hiệu mã hóa được ứng dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm vào khoảng năm 1973. Mục đích để tránh việc trùng lặp mã số trên mỗi sản phẩm
Việc sử dụng UPC tương ứng như một loại giấy phép cho các sản phẩm. Hiện nay mã này vẫn đang được dùng ở Bắc Mỹ và Hoa Kỳ
Mã UPC gồm có 2 thành phần chính đó là mã số để con người dễ dàng đọc được và mã vạch để cho máy đọc. UPC sẽ gồm 12 số và cũng đã được phát triển gồm nhiều phiên bản như: UPC-A, UPC-B,…
2. Mã số EAN
Mã EAN là mã kế thừa phát triển từ mã UPC do vậy cách mã hóa cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên EAN sẽ gồm 13 ký tự và trong số đó sẽ có 2 hoặc 3 ký tự đầu tiên dùng để thể hiện quốc gia. Với sản phẩm thuộc quốc gia nào thì 2 hoặc 3 ký tự đầu tiên đó sẽ có chung mã giống nhau. Mã này sẽ được tổ chức EAN quốc tế cấp
Hiện tại với các doanh nghiệp tại Việt Nam muốn có mã EAN trên các sản phẩm của mình bắt buộc phải là thành viên của EAN Việt Nam. Lúc này mã số mã vạch sẽ được cấp riêng cho doanh nghiệp
Những ưu việt khi ứng dụng công nghệ mã vạch
Cung cấp các thông tin một cách nhanh chóng: dựa vào hình ảnh, mã số hoàn toàn có thể xác định được rõ đầy đủ các thông tin, nguồn gốc các sản phẩm. Do vậy sẽ tránh được vấn đề hàng giả
Dễ dàng quản lý: thông tin, số lượng hàng hóa, giá thành chỉ cần dựa trên mã vạch. Quy trình giờ đây cũng hoàn toàn được xử lý tự động nên việc quản lý hàng hóa thuận tiện hơn. Nhờ vậy cũng giúp giảm chi phí, nhân công và thời gian
Tăng tính tin cậy với khách hàng: chắc chắn với những dòng sản phẩm có xuất xứ rõ ràng sẽ giúp người dùng tin tưởng hơn. Việc này sẽ thể hiện cụ thể trên hệ thống mã số mã vạch hiện nay
Ngoài ra còn một số các tính năng khác khi công nghệ mã vạch được đưa vào ứng dụng như
+ Nâng cao được hiệu quả trong quá trình bán hàng
+ Cải thiện lợi ích kinh tế và uy tín của các doanh nghiệp, nhà sản xuất
+ Là một công cụ cực kỳ hữu ích trong quản lý quá trình quản lý kho, xuất nhập nguyên vật liệu,… của doanh nghiệp
+ Giúp đẩy mạnh và tạo điều kiện để mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế
Những ứng dụng của công nghệ mã số – mã vạch trong bán hàng
Công nghệ mã vạch đang cung cấp rất nhiều lợi ích không chỉ cho các tổ chức mà cả các cá nhân. Trong bán hàng thì mã vạch là một giải pháp vô cùng tuyệt vời giúp cho công việc trở nên đơn giản nhất
Những ứng dụng có thể kể đến:
+ Đầu đọc (máy quét) mã vạch: là một thiết bị khá quan trọng và đang được dùng khá nhiều hiện nay. Thiết bị này có thể đọc được các loại mã vạch và từ đó dễ dàng xác định thông tin của các loại mặt hàng vừa quét
+ Máy in mã vạch (máy in tem nhãn): thiết bị sẽ có chức năng in thông tin mã vạch lên bề mặt các loại tem nhãn. Thường được các cơ sở sản xuất, kinh doanh lựa chọn
+ Máy in hóa đơn: thông tin mặt hàng được hiển thị trên máy tính sau thao tác quét mã vạch. Từ đó có thể dễ dàng in ra hóa đơn cho khách hàng. Loại máy này đang được áp dụng khá nhiều trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…
+ Ngoài ra sẽ không thể thiếu sự có mặt của: giấy in mã vạch, giấy in hóa đơn, mực in mã vạch.
Nếu chưa nắm rõ được các khái niệm về mã số mã vạch quý khách hàng có thể liên hệ để được tem48h.com hỗ trợ tốt hơn